![]() |
Niềm tin kinh doanh của CEO các doanh nghiệp toàn cầu giảm mạnh |
Làn sóng bi quan đã lan tới tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp. Chỉ 35% CEO được khảo sát nói rằng họ “rất tin tưởng” vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong 12 tháng tới, giảm mạnh so với mức 42% trong cuộc khảo sát năm trước.
Bản báo cáo được PwC công bố trước thềm chuỗi sự kiện thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ), nơi hội tụ các nhà lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp toàn cầu, cùng quan chức các ngân hàng trung ương, chính trị gia và các nhà thực thi giám sát.
Một chủ đề chính của WEF năm nay là sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của sự giảm tốc đó đối với các công ty và chính phủ.
PwC cho biết cuộc khảo sát của họ đã phát hiện ra rằng giới lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu có nhiều mối lo chung vào thời điểm hiện nay. Những mối lo đó bao gồm sự bấp bênh chính sách, thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ và sự giám sát thái quá.
Xung đột thương mại cũng là một vấn đề khiến các sếp doanh nghiệp toàn cầu lo ngại. Tuy nhiên, các CEO ở Mỹ và Trung Quốc là những người đặc biệt lo ngại về cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
44% số CEO được hỏi ở khu vực Bắc Mỹ cho biết “rất lo ngại” về chiến tranh thương mại, so với tỷ lệ 38% đưa ra câu trả lời tương tự trong số các CEO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong số các CEO Trung Quốc nói “rất lo ngại” về chiến tranh thương mại, trên 60% đang tiến hành điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng. Khoảng 40% đang tiến hành chuyển sản xuất hoặc hoãn kế hoạch đầu tư cơ bản.
Khảo sát cũng cho thấy lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Quốc đang có suy nghĩ mới về thị trường Mỹ. Trong cuộc khảo sát 2018, có 59% CEO Trung Quốc xem Mỹ là thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của công ty mình. Năm nay, tỷ lệ này giảm còn 17%.
Lê Minh