- Trấn Yên phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên
- Xi măng Đồng Lâm đồng hành xây dựng nông thôn mới Thừa Thiên - Huế
- Chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới "sáng - xanh- sạch- đẹp"
Là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía Bắc, còn vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông Nam và giữa huyện. Do đó huyện Hiệp Hòa chủ yếu tập trung vào sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
![]() |
Nhiều tuyến đường ở Hiệp Hòa được bê tông hóa, trồng hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. |
Thực hiện phương châm: “Từ đồng về nhà, từ nhà ra thôn, từ thôn lên xã”; huyện xác định để xây dựng NTM thành công cần lấy địa bàn thôn là đơn vị để triển khai, coi phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu. HĐND huyện ban hành nghị quyết về quy chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu.
Các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đoàn thể, UBND xã, thị trấn đẩy mạnh phong trào “Hiệp Hoà chung sức xây dựng NTM”, phát huy tốt vai trò “chủ thể” của người dân trong thực hiện các nội dung, tiêu chí. Trong quá trình thực hiện, mỗi ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tùy theo đặc thù nhiệm vụ lại có cách làm riêng.
Điển hình như Ban Dân vận Huyện ủy có gần 600 mô hình “Dân vận khéo”; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện có 187 câu lạc bộ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hơn 300 con đường hoa với tổng chiều dài gần 100 km; Đoàn Thanh niên xây dựng công trình thắp sáng đường quê, mô hình cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các xã: Đoan Bái, Hợp Thịnh, Thanh Vân, Xuân Cẩm…
Khi huyện bắt đầu triển khai xây dựng NTM chỉ có 1 xã đạt tiêu chí, đến năm 2015 có 13 xã đạt chuẩn và đến 30/6/2019 cả 24 xã đều đạt. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm: năm 2010 là 13,4%, năm 2015 là 7,7% thì đến 30/6/2019 giảm chỉ còn 4,7%.
Đây chính là động lực để người dân trong huyện tình nguyện hiến 334.259m2 đất, tháo dỡ 97.041m2 tường rào, ủng hộ 201.758 ngày công, huy động 188 tỷ 705 triệu đồng tiền mặt xây dựng bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn, hạ tầng giao thông nông thôn (nhất là đường thôn, xóm), thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế được đầu tư; cảnh quan, môi trường nông thôn có chuyển biết tích cực, có nhiều tuyến đường hoa xanh-xạch –đẹp. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn được chú trọng; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện và từng bước nâng cao, an ninh-trật tự xã hội được giữ vững.
Có được những kết quả trên là nhờ xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nên lao động có việc làm tăng lên, ngày càng có nhiều lao động được qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thực tế, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, học nghề đến nay là 58,7%. Sản xuất nông nghiệp được đầu tư, ứng dụng công nghệ cao đem lại nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường; liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đảm bảo.
![]() |
Vườn bưởi 9 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Soạn, xã Mai Trung, Hiệp Hòa, Bắc Giang cho thu nhập khoảng 300 triệu/năm. (Ảnh:TTXVN) |
Người dân trên địa bàn hầu hết đã xác định được quyền lợi, trách nhiệm của mình, nên họ chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia thực hiện Chương trình từ thảo luận, trao đổi, trực tiếp theo dõi, quản lý giám sát đầu tư các công trình trên địa bàn... Tính đến thời điểm hiện tại, huyện xây dựng được 26 mô hình nhà màng ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau ăn lá, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc. Hình thành nên 33 cánh đồng mẫu lớn chuyên canh lúa và rau màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 25 - 30% so với cánh đồng thông thường.
Điển hình như thôn Xuân Thành, xã Châu Minh; Đại Đồng – Danh Thắng; Cấm – Lương Phong... có 19 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 5 mô hình chăn nuôi, thủy sản và 21 mô hình trồng trọt, sản xuất theo hướng hữu cơ tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Nhiều mô hình thực hiện liên kết toàn phần, khép kín trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy phong trào toàn huyện thi đua xây dựng NTM.
Trên địa bàn huyện Hiệp Hòa cũng có tới 400 trang trại, gia trại với giá trị sản xuất từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm. Một số sản phẩm đặc trưng như Rau cần ở xã Hoàng Lương; bưởi Diễn xã Lương Phong; gạo nếp cái Hoa vàng xã Thái Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2021 trở thành huyện NTM, UBND huyện Hiệp Hòa chỉ đạo các xã, thị trấn duy trì, nâng cao tiêu chí ở những thôn, xã đã đạt chuẩn. Riêng với xã Đoan Bái phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao và tiến tới trở thành xã kiểu mẫu.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm; phấn đấu mỗi xã có ít nhất một sản phẩm chủ lực. Quyết tâm nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể và vai trò chủ thể của nhân dân. Chú trọng công tác khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân điển hình có nhiều đóng góp; kịp thời hướng dẫn cơ sở tháo gỡ khó khăn, quyết tâm hoàn thành và vượt kế hoạch các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Ngọc Giang