Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga và Thái tử Saudi Arabia đã đồng ý trong một cuộc điện đàm về sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa theo thỏa thuân hạn chế sản lượng dầu mỏ. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy Nga đã gửi những tín hiệu trái chiều trong chưa đầy 2 tuần.
Ngoài ra, khả năng mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu đi có thể tăng áp lực lên các doanh nghiệp và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vốn đã suy yếu bởi đại dịch Covid-19.
![]() |
Giá dầu giảm 5% do căng thẳng Mỹ - Trung, không rõ ràng về OPEC+ (Ảnh Internet) |
Chốt phiên 27/5, giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 1,65 USD tương đương 4,6% xuống 34,52 USD/thùng và dầu WTI của Mỹ cùng kỳ hạn giảm 1,54 USD tức 4,5% xuống 32,81 USD/thùng.
Các dự báo ảm đạm về tác động tới nền kinh tế của đại dịch cũng gây sức ép lên giá dầu thô.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết kinh tế khu vực Eurozone có thể giảm từ 8% tới 12% trong năm nay, cảnh báo rằng một kịch bản nhẹ nhàng đã lỗi thời và kết quả sẽ từ trung bình tới nghiêm trọng.
Các thương nhân cũng đã chú ý đến các tín hiệu sớm về cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh trong ít nhất 2 tuần nữa.
Một dấu hiệu khác của nhu cầu suy yếu là các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản chỉ hoạt động với 56,1% công suất trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ năm 2005.
VT