Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2017 và 2018. Cụ thể là chi phí mua than khí đã tăng cao.
![]() |
Giá bán lẻ điện bình quân trên dự kiến tăng 8,36% từ cuối tháng 3/2019 (Nguồn: Internet) |
Tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy trong năm 2017, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỷ đồng, song Tập đoàn cũng đã đặt ra một loạt giải pháp giảm chi phí sản xuất để giảm gần 3.000 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.
Theo phương án giảm gần 3.000 tỷ đồng trong chi phí sản xuất EVN đưa ra, vẫn còn một khoản 4.200 tỷ đồng biến động chi phí đầu vào đang đặt áp lực lên giá điện.
Trước đó, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng cho rằng trong năm 2017, giá bán lẻ điện được đã điều chỉnh, cho đến nay đã 2 năm, chi phí đầu vào thay đổi nhiều, như giá than, giá khí và nhiều chi phí khác, nên đã đến lúc xem xét sự cần thiết về điều chỉnh giá điện trong thời gian tới.
Thy Lê