![]() |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất là việc kiểm soát thủy sản đánh bắt từ khai thác đến những khâu sau, nghĩa là khả năng truy xuất nguồn gốc. “EC thấy Việt Nam còn những lỗ hổng phải khắc phục”, ông Tuấn nói.
Thứ hai là kiểm soát đánh bắt thủy sản trên biển. Ông Tuấn phân tích: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 109.000 tàu đánh bắt trên biển, trong đó 33.000 chiếc là đánh bắt xa bờ. Trong số các tàu đánh bắt xa bờ chỉ có 3.000 chiếc được trang bị thiết bị thông tin. Việt Nam thừa nhận đó là khó khăn, không thể cùng lúc trang bị hết toàn bộ.
“Thứ ba, một vấn đề nữa là phía EC cho rằng, các vấn đề về Luật, Nghị định được chỉ đạo quyết liệt ở cấp Trung ương, song ở cấp địa phương còn bất cập. Hai bên hẹn nhau, phía EC sẽ quay trở lại đánh giá một lần nữa mới quyết định xem có rút “thẻ vàng” cho Việt Nam hay không. Kinh nghiệm quốc tế với vấn đề “thẻ vàng” là không có quốc gia nào gỡ bỏ được dưới 12 tháng, nhưng cơ bản là hai bên thật sự vào cuộc bàn bạc, chia sẻ, không tạo ra rào cản, bế tắc”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Trong tháng 5 vừa qua, Đoàn công tác của EC đã sang làm việc với phía Việt Nam, kiểm tra việc thực thi 9 khuyến nghị của EC liên quan tới vấn đề đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để xem xét có rút “thẻ vàng” cho hải sản Việt Nam hay không.
Vũ Trọng